Hỗ trợ 24/7
0909090970
Fasthouse Alpinestars Fox Racing Troy Lee Design Fly Racing FullGas Racing Odi

Lịch sử hình thành bộ môn Motocross

Ngày đăng: 29-09-2022 04:44:18

Giai đoạn 1900s – 1950s

Giai đoạn sơ khai của bộ môn Motocross bắt nguồn từ những cuộc đua moto tính giờ tại Vương Quốc Anh vào đầu những năm 1900, có thể kể đến những cuộc đua như Auto-Cycle Clubs’s từ năm 1909 hay Scottish Six Days Trial từ năm 1912.

Những cuộc đua xe địa hình ban đầu được biết đến với tên gọi Scramble Racing hoặc đơn thuần là Scrambles. Môn thể thao này nhanh chóng trở nên phổ biến và các cuộc thi quốc tế dần dần được biết đến với tên gọi “Motocross Racing” - Moto viết tắt từ Motocyclette (xe moto bằng tiếng Pháp) và Cross viết tắt cho Cross Country (xuyên quốc gia).

Hình ảnh 1 giải đua Scramble

Vào những năm 1930, Motocross nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng, đặc biệt là tại Anh với những đội đua nổi tiếng như: Birmingham Small Arms Company (BSA), Norton, Matchless, Rudge, và AJS. Những mẫu xe địa hình tại thời điểm đó không có nhiều khác biệt so với những chiếc xe thông dụng. Do tính chất cạnh tranh khốc liệt tại những cuộc đua, cũng như địa hình thi đấu ngày càng thử thách, nhiều phát minh mang tính đột phá đã được ra đời. Có thể kể đến như: hệ thống phuộc trước thay thế cho khung sườn cố định (rigid frame) vào những năm đầu 1930 hoặc gắp xe (swingarm) và phuộc sau vào những năm 1950. Những công nghệ này đã được sử dụng cho các mẫu xe địa hình nhiều năm trước khi được các nhà sản xuất áp dụng một cách rộng rãi cho các mẫu xe chạy trên đường phố.

Hình ảnh minh hoạ 1 chiếc xe 2 thì sử dụng hệ thống khung sườn cố định (rigid frame)

Sau Thế Chiến thứ 2, BSA trở thành thương hiệu sản xuất xe moto lớn nhất thế giới và đội đua của họ thống trị các giải đấu quốc tế xuyên suốt những năm 1940s.

Giai đoạn 1950s – 1970s

Vào năm 1952, Liên Đoàn Moto Quốc Tế - FIM (Fédération Internationale de Motocyclisme) đã tổ chức giải Vô Địch Châu Âu với những chiếc xe có dung tích 500cc, cuộc thi này sau đó đã được nâng tầm thành giải Vô Địch Thế Giới vào năm 1957.

Năm 1962, giải Vô Địch Thế Giới dành cho dòng xe 250cc được thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng cho dòng xe hai thì. Các nhà sản xuất như Husqvarna của Thuỵ Điển, Bultaco của Tây Ban Nha, Greeves của Anh nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ các mẫu xe có trọng lượng nhẹ và sức mạnh vượt trội.

Trong những năm 1960, sự phát triển mạnh mẽ của dòng xe 2 thì đồng nghĩa với việc những cỗ máy 4 thì dần bị loại bỏ trong các cuộc đua. Những tay đua người Bỉ và Thuỵ Điển bắt đầu thống trị môn thể thao này. Năm 1966, Motocross được du nhập vào Mỹ khi nhà vô địch người Thuỵ Điển - Torsten Hallman - giành chiến thắng trước những tay đua hàng đầu của Mỹ tại sự kiện Hopetown GP ở California. Những năm sau đó, nhiều siêu sao trong giới đua xe tại Mỹ như Roger DeCoster, Joël Robert và Dave Bickers gia nhập vào đội của Hallman. Họ thống trị các bảng xếp hạng với những cỗ máy 2 thì mạnh mẽ. Từ đó, môn thể thao được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thế hệ Baby Boomer (trẻ em được sinh ra sau Thế Chiến thứ 2) giúp phong trào phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ Hoa Kỳ lúc bấy giờ.  

Hình ảnh tư liệu của giải đua Hopetown GP

Giai đoạn 1970s – 1990s

Những nhà sản xuất xe Nhật Bản bắt đầu thách thức vị trí tối cao của các hãng xe Châu Âu tại những giải đua vào những năm cuối 1960. Hãng xe Suzuki đã giành chức vô địch thế giới vào năm 1970 với tay đua Joel Robert tại phân hạng 250cc.

Sự kiện Motocross trong sân vận động đầu tiên được diễn ra vào năm 1972 tại Los Angeles dưới sự quảng bá của Mike Goodwin và Terry Tiernan – chủ tịch Hiệp Hội Xe Moto Mỹ - AMA -(American Motorcyclist Association) lúc bấy giờ. Đây là cột mốc đánh dấu sự ra đời của một thể thức mới mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Supercross.

Những tay đua người Châu Âu tiếp tục thống trị các giải đua trong thời gian này, mãi đến những năm 1980, các tay đua người Mỹ mới đạt được những danh hiệu quốc tế đầu tiên.

Giai đoạn này cũng đánh dấu những bước phát triển vượt bậc về công nghệ của các hãng xe Nhật Bản. Những khối động cơ 2 thì làm mát bằng gió với hệ thống phuộc đôi phía sau và phuộc ống lồng phía trước dần được thay thế bằng những cỗ máy có hệ thống tản nhiệt bằng nước, phuộc mono-shock phía sau và phuộc upside-down (USD) phía trước.

Mặc dù động cơ 2 thì vẫn là trọng tâm phát triển trong giai đoạn này nhưng đến giữa những năm 1990, có 1 sự nhen nhóm cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật của những xe đua 4 thì có khối lượng nhẹ giữa những nhà sản xuất xe.

Do công suất tương đối thấp so với những khối động cơ 2 thì đang thống trị lúc bấy giờ và cũng như để tiếp thêm nguồn cảm hứng phát triển công nghệ xe đua 4 thì, hiệp hội AMA đã tăng giới hạn dung tích xy-lanh cho những chiếc xe 4 thì tại các giải đua. Cụ thể, tại phân hạng 125cc, xe 4 thì được tăng giới hạn dung tích xy-lanh lên 250cc và tại phân hạng 250cc, xe 4 thì được nâng giới hạn dung tích xy-lanh lên 550cc.

Năm 1997, Yamaha trình làng phiên bản mẫu 1 chiếc xe 4 thì với tên gọi YZM 400 tại sự kiện FIM Motocross World Championship tại Hoa Kỳ. Mẫu xe đã được tay đua Doug Henry của Yamaha Factory Racing dẫn đầu mọi vòng đua của sự kiện AMA Supercross Finale 1997 và trở thành người đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc đua AMA Supercross trên một chiếc mô tô bốn thì.

Mẫu xe sau đó được Yamaha sản xuất hàng loạt với tên gọi YZ400F vào năm 1998, Henry đã giành được giải AMA Motocross Championship 250cc và trở thành người đầu tiên giành được danh hiệu AMA Motocross trên một chiếc mô tô bốn thì. Thành công này đã thúc đẩy các nhà sản xuất lớn còn lại là Honda, Kawasaki và Suzuki phát triển dòng xe 4 thì của riêng họ.

Yamaha YZ400F phiên bản năm 1998

Ngày nay, bộ môn motocross đã được phát triển rộng rãi với các giải đấu có quy mô thế giới như:

Với sự phát triển mạnh mẽ, nhiều thể thức thi đấu khác từ motocross cũng được ra đời, có thể kể đến:

 

 

Bài viết liên quan

0909090970
0909090970