Về cơ bản thì khi bạn mua 1 chiếc xe từ trong hãng ra, nếu muốn, bạn cũng đã có thể bắt đầu đi offroad với nó. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trang bị hỗ trợ cho việc đi offroad mà nhà sản xuất không trang bị cho xe nguyên bản vì nhiều lý do: giá thành/ mục đích sử dụng của số đông/ quy chuẩn về khí thải …
Hôm nay mình xin được chia sẻ với mọi người các trang bị mà mình đã nâng cấp trên các xe của mình. Đây là những chia sẻ dưới góc độ quan điểm và kinh nghiệm cá nhân cho nên nếu có gì thiếu sót, mong anh em bỏ qua.
1/ Lốp gai
Nếu như chỉ được chọn nâng cấp 1 món trên xe để đi offroad, lốp gai sẽ là lựa chọn của mình. Đây có thể nói là nâng cấp tối ưu nhất dựa trên giá thành và hiệu quả của nó mang lại.
Lốp là bộ phận duy nhất tiếp xúc với các bề mặt địa hình trên đường đi, 1 cặp lốp phù hợp sẽ giúp bạn rất nhiều để có độ bám và vượt qua các địa hình 1 cách dễ dàng.
Nếu nhẹ nhàng đi phố hoặc dường đất cứng thì sử dụng dòng lốp có gai mà ae hay gọi là gai mẵng cầu hay chân chó.
Tuy nhiên để offroad tốt và chiến các cung đường khó thì bạn nên dùng dòng lốp gai offroad chuyên dụng
Cá nhân mình đang sử dụng lốp Dunlop Geomax MX với giá thành đâu đó dưới 3tr cho 2 bánh trước sau.
Có 1 lưu ý là nếu bạn thường xuyên sử dụng xe bằng đường nhựa thì lốp gai sẽ hao mòn khá nhanh cũng như độ bám của lốp gai rất kém trên đường nhựa, khả năng ôm cua kém, gia tăng quãng đường thắng và tiếng ồn cao, nhà sản xuất cũng khuyến cáo không nên sử dụng lốp này để di chuyển trên đường cao tốc. Các bạn nào muốn nâng cấp bánh gai này vì yếu tố thẩm mỹ thì cũng nên cân nhắc lại về vấn đề này.
2/ Rimlock
Đây là 1 nâng cấp tiêu tốn ít chi phí nhưng cũng vô cùng quan trọng cho các bạn đi offroad.
Công dụng của rimlock là để cố định lốp không bị bung ra khỏi niềng/ vành xe khi áp suất lốp bị hạ xuống thấp (do bể bánh xe hoặc do chúng ta chủ động hạ áp suất lốp xuống thấp để tăng độ bám của lốp).
Khi đi offroad ở các khu vực không có tiệm sửa xe xung quanh, nếu chẳng may bị bể bánh xe mà xe được trang bị rimlock, bạn vẫn có thể tiếp tục di chuyển với tốc độ thấp tầm 30km/h để di chuyển đến nơi có vá xe để xử lý hoặc chiến hết cung đường off ;) Nếu không có rimlock thì hoặc bạn sẽ phải vá xe trong rừng, hoặc đẩy xe qua các địa hình hiểm trở để kiếm chỗ vá xe. Tình huống nào đi nữa thì nghe thôi cũng đã thấy mệt rồi nên các bạn nhớ đừng quên nâng cấp trang bị này nhé.
3/ Ghi đông
Đi offroad thì không thể nào tránh khỏi việc té ngã, hầu như mình đi tour nào cũng té và đổ xe (chắc tại còn gà). Chiếc ghi đông zin của xe để giảm chi phí thường được làm bằng thép hoặc nhôm thường và đường kính là 22mm nên chúng nặng và khả năng chịu va đập kém. Khi té thì ghi đông zin sẽ khá dễ bị cong, ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm chuyến đi. Việc thay ghi đông đối với mình mang lại 3 lợi ích chính:
- Thay đổi tư thế lái xe phù hợp với thể trạng : khi đi enduro, thường xuyên lái xe trong tư thế đứng để cân bằng xe nên cá nhân mình thường thích chọn các ghi đông có form cao để khi đứng không phải quá với về phía trước hay cúi quá thấp đối với người tay ngắn
- Tăng độ cứng vững, chắc chắn: vì một số loại được tăng đường kính lên 28mm và trang bị thêm thang giằng hay được làm bằng vật liệu nhôm cao cấp hơn hoặc công nghệ đúc 1 hoặc 2 lõi tiên tiến nhằm giảm cong vẹo khi té, đổ
- Tăng độ thẩm mỹ , nhìn ngầu hơn ;) được nâng cao an toàn hơn vì thường kèm theo bọc mút để bảo vệ cơ thể khi va chạm
*Ngoài ra bộ phận liên quan bạn có thể nâng cấp cho đồng bộ Ghi đông chính là Gù Nâng ghi đông:
- Thường các xe thương mại sử dụng ghi đông phi 22mm, để gắn ghi đông độ thường phi 28mm ae phải dùng cục chuyển đổi từ 22mm lên 28mm hoặc thay luôn cục gù nâng mới. Việc thay thế cũng giúp ae điều chỉnh độ cao của ghi đông theo thể trạng nhằm có tư thế tốt nhất trong chuyến hành trình dài, giảm thiểu sự mệt mỏi của cơ tay, cơ lưng.
4/ Bảo vệ tay lái:
Ngoài công dụng bảo vệ đôi tay của bạn khi xảy ra va chạm: đất đá xe phía trước bắn vào, cành cây ven đường, bảo vệ tay lái còn có chức năng bảo vệ bộ tay côn và tay thắng không bị gãy khi té ngã, đổ xe và Không phải ai cũng mang theo tay côn và tay thắng dự phòng khi đi tour nên việc gãy tay côn cũng khá phiền phức ; đặc biệt là với các dòng xe cao cấp ( như KTM, husqvarna) sử dụng tay côn dầu và thắng Brembo có chi phí sửa chữa thay thế cao
thường có 2 loại:
Loại 01 điểm cố định trên ghi đông:
- loại này ưu điểm là gọn nhẹ, giá thành thấp hơn , sử dụng được nhiều dòng xe cào cào ( enduro, supermotard, track) , công dụng chống đất đá, sình văng vào từ xe trước bắn vào hoặc va quẹt cành cây nhỏ
- Khuyết điểm: nhỏ và các chi tiết cấu thành đơn giản, dễ hư hỏng hoặc biến dạng cũng như chỉ bảo vệ một phần nào đó bộ phận côn, thắng khi ngã đổ xe
Loại 02 điểm cố định trên ghi đông:
- Loại này Ưu điểm: là được thiết kế bời một thanh nhôm to cứng bắt cố định ở 2 điểm nên rất cứng vững, ngoài việc chống sình hay đất đá bắn vào nó còn cứng vững khi bạn ủi vào bụi rậm mà khg bị các cành cây va vào tay hay vướng tay côn tay thắng. Ngoài ra nó còn chịu được khá tốt lực va đập, té ngã cũng như ít biến dạng, sửa chữa dễ
- Khuyết điểm: do là loại full nên cấu tạo phức tạp hơn, giá thành cao hơn, nhìn to và cảm giác vướng víu hơn. Mình cũng Khuyến cáo ae nên sử dụng loại này cho chơi enduro nhẹ hoặc chơi Supermotard trong sân tập , không dùng trong việc bay Track vì nguy cơ bị chấn thương hoặc bị gãy cổ tay khá cao.
Bảo vệ tay côn, tay thắng, theo mình thấy có nhiều loại, thương hiệu, kiểu dáng trên thị trường.
Với giá thành từ vài trăm cho tới vài triệu, bản thân mình đã dùng qua nhiều loại và khg đánh giá cao hàng TQ rẻ tiền vì chúng dễ cong, hư hỏng nặng ngay cú va chạm đầu tiên, khi đó bạn phải tốn thời gian sửa chữa khá nhiều. Những loại cao cấp sử dụng vật liệu và cấu tạo tốt sẽ chịu va đập tốt hơn, nhiều lần hơn, …giúp bạn hoàn thành chuyến đi nơi hoang vắng.
Cá nhân mình trải nghiệm nhiều loại và hiện đang dùng loại full của Acerbis, cố định 2 điểm trên tay lái, cảm giác rất chắc chắn, trải qua nhiều cung khủng cũng như té đổ xe nhiều, về mình chỉ sửa chữa nhẹ lại là chiến tiếp ;)
5/ Nhông sên dĩa (đối với xe thương mại)
Thay đổi hệ số truyền động là cách dễ và rẻ nhất để cải thiện torque của xe. Cào cào cần torque cao để có nước đề pa , để leo dốc cũng nhưng vượt qua các địa hình phức tạp. Đĩa sau zin của xe các xe thương mại được làm bằng Thép nên khá nặng và thô xấu ;)
Mình thường thay bằng đĩa nhôm CNC để nhẹ hơn, có số răng lớn hơn đĩa zin theo xe để tăng tỷ số truyền, được Anode nhiều màu nhìn đẹp hơn và cứng hơn.
Ngoài đĩa sau thì mình còn thay sên có phốt cao su, loại sên này theo mình đánh giá vận hành êm ái hơn sên zin cũng như độ bền cũng cao hơn, sên lâu chùng hơn, ít bảo dưỡng hơn cũng như chịu được các cung đường dài và khắc nghiệt
Trong trường hợp đi các cung hardcore, dốc cao, đường lầy nhiều mọi người cũng có thể cân nhắc giảm thêm 1 răng nhông so với thông số zin.
6/ Ốp gầm: mục đích chính là bảo vệ lốc máy dưới, lốc nồi hay lốc mâm lửa bị đá văng hay đá dưới lòng suối cấn gây lủng bể máy.
Thường xe cào cào phổ thông không được trang bị ốp gầm hoặc được gắn theo xe bằng vật liệu nhựa dẻo đối với các xe cào cào chuyên.
Vì vậy đã nâng cấp thì ae nhớ là Ốp gầm phải được làm bằng kim loại và bỏ ý định gắn mấy lao5i ốp bằng nhựa ọp ẹp đi nhé
Đối với dòng xe cào cào đi phố hoặc chơi Supermotard hay chạy track thì ốp gầm thường có cấu tạo nhỏ gọn phù hợp với dáng xe
Đồi với dòng cào cào chơi offroad thì hình dáng sẽ to hơn và bè hơn, tuy mỗi dòng xe mà có hình dáng khác nhau để bao bọc bà bảo vệ cục máy
Để đánh giá sản phẩm Ốp gầm tốt ngoài mức độ bảo vệ các yếu tố được làm từ chất liệu, độ dầy với khả năng chịu va đập cao, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, bền bỉ trong quá trình sử dụng còn phụ thuộc vào sự tiện dụng của sản phẩm khi thay nhớt hay tháo mở để vệ sinh
7/ Bảo vệ két nước
Đối với các mẫu xe làm mát bằng dung dịch, ví dụ như WR155, bảo vệ két nước cũng là 1 bộ phận hết sức quan trọng. bảo vệ két nước có nhiệm vụ bảo vệ két nước không bị đâm lủng bởi các chướng ngại vật trên đường đi và bảo vệ két nước không bị móp, xoắn khi đổ xe.
Nếu bảo vệ két nước hư, xe sẽ không thể tiếp tục hoạt động mà không bị overheat.
Bảo vệ két nước thường chia là 2 phần:
- bảo vệ phần lá tỏa nhiệt ở mặt phía trước: thường ở xe cào zin là những miếng nhựa được xếp xéo nhằm tránh nước, bùn, đất, đá bắn vào hay cành cây nhỏ chọc vào làm móp cánh tỏa nhiệt. Nếu đồ độ sẽ được thay thế và làm bằng vật liệu cứng chắc hơn gia tăng tính bảo vệ.
- bảo vệ khung xung quanh két nước: ở xe zin, két nhôm thường bắt trực tiếp vào sườn xe hoặc có viền nhỏ định hình quanh két ( như Yamaha WR155) và chúng không có tác dụng bảo vệ nhiều. Đồ độ gắn thêm sẽ giúp gia cường độ cứng vững, chống xô lệch, móp méo két nước, hoặc vỡ lủng két khi té ngã.
Vì vậy bảo vệ zin theo xe theo mình đánh giá khá kém, chức năng bảo vệ hầu như không có nên các anh em cũng nên cân nhắc nâng cấp, gia cố sản phẩm này cho xe mình trước các cung đường off đầy chông gai và thú vị phía trước nhé
8/ Gương chiếu hậu độ:
thực tế cho thấy bạn nên Tháo cất gương chiếu hậu zin trước khi vào cung offroad hoặc thay bằng loại gương chuyên dụng
9/ Dây cứu hộ xe phía trước và phía sau: